Giun sán ở gà – Phát hiện mầm bệnh và điều trị kịp thời

Giun sán ở gà dù ít được đề cập so với các bệnh khác trong chăn nuôi gia cầm, lại là một mối đe dọa không nhỏ đối với sức khỏe và sản lượng. Trong bài viết này, VN138 sẽ cùng bạn tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh cũng như cách điều trị hiệu quả để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh cho đàn gà.

Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh giun sán ở gà

Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh giun sán ở gà
Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh giun sán ở gà

Giun sán ở gà làm ảnh hưởng trực tiếp đến đàn gà và mầm bệnh có thể xuất hiện bởi nhiều nguyên nhân như:

  • Nguồn thức ăn kém chất lượng: Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến gà bị nhiễm giun sán là khi ăn phải thức ăn hoặc nước uống có trứng trứng giun sán hoặc ký sinh trùng khác. 
  • Tiếp xúc với động vật mang mầm bệnh: Gà nhiễm giun sán thông qua tiếp xúc với các động vật khác, chẳng hạn như ốc sên, giun đất, côn trùng, hoặc các loài gặm nhấm nếu chúng mang theo mầm bệnh.
  • Chuồng trại bẩn: Môi trường chăn nuôi dơ bẩn, thiếu vệ sinh là nguyên nhân góp phần giúp sán phát triển mạnh.
  • Người chăn nuôi mang mầm bệnh: Đôi khi, người nuôi có thể mang trứng giun sán vào chuồng trại thông qua quần áo, giày dép hoặc các dụng cụ khác.

Ảnh hưởng của bệnh giun sán đối với gà

Ảnh hưởng của bệnh giun sán đối với gà
Ảnh hưởng của bệnh giun sán đối với gà

Bệnh giun sán ở gà gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe và tình trạng của đàn gà, ví dụ như:

  • Giun sán tấn công niêm mạc ruột, gây tổn thương cho hệ tiêu hóa dẫn đến suy yếu sức đề kháng của gà, làm chúng dễ bị nhiễm trùng bởi các tác nhân bệnh lý khác như vi khuẩn, virus.
  • Gà bị nhiễm giun sán thường có triệu chứng như giảm cân, ăn ít hoặc không muốn ăn, lông xù, kém phát triển làm giảm năng suất chăn nuôi, bao gồm cả sản lượng trứng kém, tăng tỷ lệ tử vong.
  • Đẻ trứng kém chất lượng, vỏ mỏng hoặc không có vỏ ngoài, giảm giá trị thương phẩm ảnh hưởng đến năng suất kinh tế của trang trại.
  • Giun sán tạo ra chất thải trong quá trình ký sinh có thể gây nhiễm độc cơ thể của gà, dẫn đến các triệu chứng khác nhau như nôn mửa, tiêu chảy, thiếu máu.
  • Trong trường hợp nhiễm nặng, giun sán gây tắc ruột, tổn thương các cơ quan nội tiết làm mất khả năng miễn dịch, suy yếu sức khỏe.

Triệu chứng và phương pháp điều trị giun sán ở gà

Đối với gà mắc giun sán sẽ có một số biểu hiện bên ngoài, vì vậy người nuôi cần quan sát để nhận biết và có phương pháp điều trị phù hợp cụ thể:

Triệu chứng và phương pháp điều trị giun sán ở gà
Triệu chứng và phương pháp điều trị giun sán ở gà

Những triệu chứng giun sán ở gà dễ nhận thấy nhất

Triệu chứng khi gà nhiễm giun sán có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng, dưới đây là một số dấu hiệu:

  • Gà bị nhiễm giun sán thường không quan tâm đến thức ăn, chán hoặc bỏ ăn hoàn toàn.
  • Lông của gà trở nên xù xì, bết dính, mất màu sáng là dấu hiệu của sự suy yếu tổng thể và bệnh nhiễm trùng.
  • Nếu gà mái nhiễm giun sán, vỏ trứng đẻ ra trở nên giòn, không đều, hoặc thậm chí có các mảnh ký sinh trùng kèm chất nhầy bên trong.

Cách điều trị bệnh giun sán ở gà hiệu quả

Để điều trị bệnh giun sán ở gà có một số phương pháp mà bạn có thể thực hiện, cụ thể như sau:

  • Sử dụng thuốc tẩy giun: Các loại thuốc thường được pha trực tiếp vào thức ăn của gà hoặc cho uống theo liều lượng hướng dẫn, ví dụ: Flubenvet, Piperazine, Pyrantel là một số loại thông dụng.
  • Vệ sinh môi trường sống: Đảm bảo chuồng trại luôn sạch sẽ, thường xuyên được vệ sinh để giảm nguy cơ nhiễm giun sán.
  • Xử lý triệt hạ phân và khử trùng: Loại bỏ phân gà định kỳ kết hợp tiêu độc khử trùng chuồng trại để ngăn chặn sự phát triển của giun trong môi trường.
  • Chăm sóc dinh dưỡng: Đảm bảo gà được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng tăng cường sức đề kháng và phục hồi sau điều trị.
  • Theo dõi, kiểm tra định kỳ: Thực hiện theo dõi và kiểm tra định kỳ để đảm bảo bệnh không tái phát.

Một số dạng giun sán phổ biến gà thường mắc phải

Nếu sống trong môi trường không đảm bảo, gà rất dễ sẽ mắc bệnh vfa dưới đây là một số loại giun sán có thể ký sinh trong cơ thể: 

Một số dạng giun sán phổ biến gà thường mắc phải
Một số dạng giun sán phổ biến gà thường mắc phải

Giun đũa phát triển trong ruột non

Bệnh giun đũa do loài Ascaridia Galli gây ra có hình dạng dài, màu vàng, có chiều dài lên đến 12cm. Bệnh này rất phổ biến đặc biệt thường thấy ở đàn gà được chăn thả hoặc trên nền trấu. Giun này lây nhiễm khi gà tiếp xúc với môi trường có mầm bệnh, ký sinh phát triển trong ruột non và gây ra nhiều triệu chứng như gầy, lông xù, tiêu chảy, phân loãng. Đôi khi, phân của gà kèm theo máu do niêm mạc ruột bị tổn thương.

Bệnh giun kim làm gà châm phát triển

Bệnh giun kim cũng là một dạng giun sán ở gà phổ biến do các loài Heterakis Spp, thường ký sinh trong manh tràng ruột già. Bệnh này lây truyền qua đường ăn uống khi gà ăn phân nhiễm trùng hoặc tiếp xúc với môi trường không đảm bảo.

Triệu chứng của bệnh giun kim gà rất dễ thấy bởi làm gà chậm phát triển, lông xù xì, giảm khả năng tiêu hóa thức ăn. Lông, mỏ và da chân trở nên kém bóng bẩy làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng thịt và trứng.

Bệnh sán dây ký sinh tại niêm mạc ruột

Bệnh sán dây ký sinh tại niêm mạc ruột
Bệnh sán dây ký sinh tại niêm mạc ruột

Giun sán ở gà cũng thường gặp sán dây gây ra bởi một số loài trong đó phổ biến nhất là Raillietina tetragona, R. echinobothrida, R. cesticillus. Chúng ký sinh ở ruột non, ruột già của gà, chủ yếu là ở hồi tràng và đoạn đầu manh tràng. Sán dây bám vào thành ruột rồi bắt đầu ký sinh tại niêm mạc hút chất dinh dưỡng từ vật chủ.

Kết luận

Bệnh giun sán ở gà có thể gây nhiễm trùng làm suy yếu sức khỏe của gà tre mỹ, ảnh hưởng đến sản lượng chăn nuôi. Tuy nhiên, nếu nhận biết kịp thời, điều trị đúng cách cũng như việc thực hiện các biện pháp phòng tránh, bạn có thể đối phó với mối đe dọa của loài kí sinh này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-da-ga-svw38 quang-cao-da-ga-svw38